Thiết kế đồ họa có thể là ng việc mang tính cá nhân cao, nhưng thực chất nó vẫn thuộc về một quá trình làm việc mang tính chất tập thể. Là một nhà thiết kế đồ họa, phần lớn bạn vẫn cần làm việc với những con người ở lĩnh vực khác, cụ thể nhất là marketing hay IT. Và đôi khi, chúng ta vẫn có những rào cản về “ngôn ngữ” dù rằng ta vẫn đang nói cùng một ngôn ngữ. Hãy cùng bước vào thế giới ngôn ngữ của những nhà thiết kế đồ họa và thử hiểu theo cách của một “người ngoại đạo” nhé!

1. Typography

Nghệ thuật sắp đặt chữ, typography, là cách sắp xếp các chữ cái theo một cách bắt mắt nhất nhưng vẫn dễ đọc. Typography là cách mà những nhà thiết kế đồ họa sử dụng để thu hút người đọc và truyền tải ý tưởng bằng cách sử dụng nhiều kiểu chữ khác nhau và sắp đặt chúng theo một cách hài hòa nhưng vẫn hết sức độc đáo.

Typography là cách mà những nhà thiết kế đồ họa sử dụng để thu hút người đọc và truyền tải ý tưởng

2. Body Copy

Là phần văn bản chính trong mỗi thiết kế hay các bản in ấn; body copy có thể là nội dung của một website, một cuốn sách, hay chính là những dòng chữ bạn đang đọc. Tất cả được định nghĩa chung là body copy.

3. Watermark

Phần dấu mờ hiện trên giấy/bản vẽ/hình ảnh với mục đích đóng dấu bản quyền và tránh việc bị các cá nhân khác sao chép và sử dụng với mục đích riêng mà không xin phép.

4. Descender

Được định nghĩa đơn giản là đường gióng ngang phần bên dưới cuối cùng của các chữ. Ví du như đuôi móc của chữ “g”, “j”, “p”…

5. Alignment

Là việc điều chỉnh vị trí của các dòng chữ hay hình ảnh

Canh trái – canh giữa – canh phải – canh đều hai bên

6. RGB

Thiết kế nội thất
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình máy tính, TV và những thiết bị điện tử khác… RGB bao gồm các màu Đỏ, Xanh lá và Xanh lam

7. Pantone

Pantone LLC là một cơ quan màu sắc nổi tiếng thế giới. Hệ thống màu Pantone là một hệ thống màu sắc quy chuẩn được sử dụng trong in ấn. Mỗi màu Pantone đều sẽ được đánh mã, giúp việc định dạng để sử dụng hoặc liên hệ đến dễ dàng hơn.

8. Color theory

Là học thuyết về việc từng màu sắc khiến con người cảm thấy và phản ứng như thế nào. Mỗi màu sắc đều tượng trưng cho một sắc thái tình cảm của con người, ví dụ như chúng ta thường liên tưởng màu xanh dương đến sự tin tưởng và tin cậy. Có lẽ chính vì thế mà khá nhiều các tập đoàn lớn đã chọn màu sắc này để thiết kế logo và làm thương hiệu.

9. Gradient

Gradient có thể hiểu là việc tô chuyển màu cho một thiết kế. Cò 2 dạng tô chuyển màu phổ biến nhất bao gồm 1. Mỗi màu sẽ nằm ở phía đối ngịch nhau trong cùng 1 khung hình (linear gradient) và 2. Một màu sẽ nằm ở vị trí trung tâm, các màu khác sẽ bao xung quanh nó (radial gradient)

10. Opacity

Opacity là một thuộc tính của phần mềm thiết kế đồ họa photoshop, quy định độ trong suốt của hình ảnh hoặc một nền màu nào đó.

Opacity quy định độ trong suốt của hình ảnh hoặc một nền màu nào đó

11. Resolution

Resolution (độ phân giải) là lượng phần tử mà một bức ảnh có. Nói một cách dễ hiểu, độ phân giải càng cao, hình ảnh của bạn càng đẹp và rõ nét. Những bức ảnh càng mờ chứng tỏ độ phân giải của chúng càng thấp.

12. Contrast

Sự khác biệt về độ sáng tối của màu sắc trên hình ảnh – Contrast (độ tương phản)

13. Saturation

Saturation được định nghĩa là độ bão hòa màu. Màu sắc có độ saturation thấp sẽ trở nên nhạt nhòa hơn và có phần mờ ảo. Ngược lại, những màu có độ saturation cao là những màu rực rỡ và nổi bật hơn.

14. Stock photo

Những hình ảnh chất lượng cao, được canh chụp chuyên nghiệp theo từng chủ đề khác nhau và người dùng được phép tải để sử dụng miễn phí được gọi là stock photo. Stock photo được tải về và sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm thiết kế đồ họa.

15. Rule of thirds

Rule of Thirds, quy tắc 1/3, là nguyên tắc căn bản rất cần thiết khi sắp xếp một cách hợp lý để làm nổi bật chủ thế đó trong một thiết kế ảnh được phân chia bằng 2 đường thẳng đứng và 2 đường thẳng ngang.

16. Brand identity

Brand identity – bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những thiết kế thể hiện thương hiệu qua hình ảnh, thể hiện được giá trị và nội dung của ng ty. Một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm logo, danh thiếp, letterheads, đồng phục hoặc các thiết kế mẫu mã hàng hóa…

17. Grid

Trong thiết kế đồ họa, lưới (grid) là một ng cụ dùng để đặt và sắp xếp các yếu tố đồ họa như văn bản và hình ảnh.

18. Vector

Là hình vẽ bằng tay với máy tính, được kết hợp bởi những dấu chấm để tạo ra những đường thẳng và đường cong

Vector được hình thành từ sự kết hợp những dấu chấm nhằm tạo ra những đường thẳng và đường cong

19. Texture

Khi nhắc đến thiết kế, bạn có thể liên tưởng texture là phần bề mặt của một thiết kế. Nó có thể gồ ghề như vân gỗ, hay bóng như kim loại và mịn như da…

20. Lorem ipsum

Còn hay gọi là “chữ giả”, lorem ipsum được sử dụng để thay thế cho các phần nội dung chính của thiết kế khi chúng chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Sử dụng “chữ giả” để người nhìn có thể hình dung được một thiết kế sẽ có hình dáng như thế nào khi phần nội dung thật được đặt vào sau đó.

Bạn vừa đọc qua 20 thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong ngành thiết kế đồ họa và được giải thích theo cách dễ hiểu nhất có thể cho những “người ngoại đạo”. Dù bạn có là một nhà thiết kế đồ họa hay không, việc biết những thuật ngữ hay dùng trong ngành là một việc cần thiết để có thể hợp tác với họ một cách hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *